HTTL Hà Nội – Khi nói đến sức khỏe thuộc linh, không phải lúc nào chúng ta cũng cảnh giác với những dấu hiệu cảnh báo. Nhưng đó là việc nên làm bởi cũng như vết thương không được chăm sóc hay một căn bệnh không được chẩn đoán có thể trở thành mối nguy hại cho sức khỏe; thì những điểm yếu trong đời sống thuộc linh cũng gây hại cho đức tin của chúng ta.
Chúng ta đều biết đến tầm quan trọng của những bài kiểm tra sức khỏe định kỳ. Việc đến gặp bác sĩ, nha sĩ hay thầy thuốc nói chung giúp chúng ta nhận diện những vấn đề sức khỏe trước khi nó trở thành mối lưu tâm thực sự hay thậm chí đe dọa đến tính mạng của chúng ta. Tuy nhiên, khi nói đến sức khỏe thuộc linh, không phải lúc nào chúng ta cũng cảnh giác với những dấu hiệu cảnh báo này. Nhưng đó là việc nên làm bởi cũng như vết thương không được chăm sóc hay một căn bệnh không được chẩn đoán có thể trở thành mối nguy hại cho sức khỏe; thì những điểm yếu trong đời sống thuộc linh cũng gây hại cho đức tin của chúng ta.
Dù chúng ta không nên thấy quá áp lực trong vấn đề tăng trưởng thuộc linh, nhưng việc chú ý tới những điểm mạnh, điểm yếu của mình đồng thời tìm cách duy trì và cải thiện chúng một cách hợp lý là điều cần thiết. Ngay cả khi bạn trung tín đi nhóm, đọc Kinh Thánh và có đức tin thật thì vẫn cần phải kiểm tra định kỳ. Dưới đây là ba cách để kiểm tra
1/ Ghi lại những thời điểm bạn cảm thấy đức tin của mình đi xuống
Nếu không xác định được hoàn cảnh nào khiến đức tin của chúng ta đi xuống thì sẽ rất khó để xác định nguyên nhân của vấn đề.
Nhưng một khi đã biết được, ví dụ như khi chúng ta thấy bạn bè mình lần lượt lập gia đình trong khi mình vẫn còn độc thân, hệ quả là chúng ta không tin rằng mình được yêu. Trong trường hợp này điều chúng ta phải làm là khám phá lại những ích lợi của việc sống độc thân cũng như về tình yêu Chúa dành cho chúng ta. Trên đây là hai cách để giải quyết vấn đề về đức tin như thế này.
Hoặc, có thể chúng ta gặp một vấn đề sức khỏe và nó hay tái diễn, khiến đức tin suy giảm; thì bằng việc suy ngẫm lời Chúa về người đau ốm và người nghèo túng, về cách mà Chúa Giê-xu đã chữa lành cho họ và chào đón họ cũng như cách chúng ta được chữa lành ngày hôm nay, chúng ta có thể bắt đầu gây dựng đức tin của mình cách mạnh mẽ, để những sự đau yếu thuộc thể không gây ảnh hưởng bất lợi tới đời sống thuộc linh của chúng ta.
2/ Chú ý tới những điều bạn không muốn làm
Có khi nào bạn cảm thấy không thoải mái khi nghĩ về việc thờ phượng Chúa hay việc tham gia nhóm cầu nguyện khiến bạn muốn lảng tránh bằng mọi cách hay chưa?
Chúng ta có thể nghĩ rằng đức tin của mình luôn mạnh mẽ, nhưng khi gạt bỏ đi lớp vỏ bên ngoài, chúng ta đều có thể tìm ra những điểm mà mình cần cải thiện. Một đức tin mạnh mẽ sẽ trang bị đầy đủ để chúng ta sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức. Nếu chúng ta lo sợ hay cảm thấy không thoải mái khi làm những việc mà Chúa kêu gọi, hay làm không đến nơi đến chốn, thì đây rõ ràng là một điểm yếu trong đức tin của chúng ta.
3/ Đặt một cuộc hẹn cho việc kiểm tra
Ai có thể là người chúng ta tìm đến khi cần kiểm tra sức khỏe thuộc linh? Đó chính là những người lãnh đạo trong Hội Thánh, họ luôn sẵn lòng giúp đỡ chúng ta trong sự tăng trưởng thuộc linh, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể chia sẻ với họ về cách giải quyết vấn đề.
Nhưng, cũng như một vài người không muốn đi gặp bác sĩ vì một số lý do nào đó, một vài người trong số chúng ta không có đủ tự tin để đến gặp mục sư và chia sẻ về vấn đề của mình. Việc chia sẻ với ai đó là rất quan trọng. Vậy nên nếu có một người bạn thân hay người cố vấn trong Chúa, là người có thể cho chúng ta những lời khuyên đúng đắn, hãy chia sẻ với họ. Việc chia sẻ với một Cơ đốc nhân khác về những điểm yếu trong đức tin của mình có nghĩa cũng như việc đưa ra lời khuyên dựa trên Kinh Thánh, họ cũng có thể giúp chúng ta có trách nhiệm hơn với vấn đề này và đây là điểm cốt yếu.
Tin bài: Tuấn Hoàng
Lược dịch từ: ChristianToday.com