HTTL Hà Nội – Tôi tin rằng Chúa Giê-xu đã phán với họ hãy đi và cố vấn, dìu dắt thuộc linh cho các Môn Đồ khác nữa. Quý vị thấy đấy, sự nhân hóa của Môn Đồ Hoá bắt đầu với một người xây dựng mối quan hệ để dạy dỗ và có trách nhiệm với một người khác. Đó là sự cốt yếu của một sự cố vấn, dìu dắt thuộc linh thực sự.
Lần cuối mà quý vị đã ghi chú vào trong sổ về ai đó trong Hội Thánh của quý vị và nghĩ “tôi thấy người đó có tiềm năng có thể phát triển và lãnh đạo” là khi nào?
Chúa Giê-xu đã đi qua trong các đám đông hàng ngày. Ngài không chỉ chú ý đến những cá nhân nào đó mà thôi. Ngài đã kêu gọi họ. Thí dụ: Ngài đã kêu Phi-e-rơ và Anh-rê quăng lưới của họ xuống hồ nước, và Ngài thách thức họ theo Ngài. Tuy nhiên Chúa Giê-xu đã làm nhiều hơn là chỉ kêu gọi họ đến với Ngài mà thôi, Ngài đã cam kết và phó chính Ngài cho họ. Ngài đã nói “Ta sẽ khiến ngươi nên tay đánh lưới người”, “Ta sẽ chỉ cho các ngươi đánh cá thế nào”.
Lý Do Tại Sao Ngài Đã Làm
Quý vị đã từng nghĩ Chúa Giê-xu đã mất bao lâu để khiến họ thành tay đánh lưới người không? Ngài đã mất cả quãng thời gian của mục vụ của Ngài trên đất. Nhưng Ngài không bao giờ từ bỏ các Môn Đồ của Ngài. Ngài đã tiếp tục đồng công với họ, làm gương cho họ, thường ở gần gũi cách riêng tư với họ, dạy dỗ họ quan sát tất cả những gì Ngài đã phán dạy.
Với mục vụ chữa lành cho người bệnh và giảng dạy cho đoàn dân đông mà tại sao trong danh sách công việc hàng tuần Chúa Giê-xu vẫn buộc mình ưu tiên cho việc cố vấn, dìu dắt thuộc linh cho một nhóm nhỏ những người đàn ông này? Tại sao Ngài không chọn ngẫu nhiên 12 người và tuôn đổ chính Ngài vào họ. Bởi vì Chúa Giê-xu đã biết rằng đó là điều sẽ khiến chuyển hóa tính cách tấm lòng và cải thiện năng lực kỹ năng mục vụ của họ.
Tại Sao Chúng Ta nên
Với tư cách là người lãnh đạo trong Hội Thánh, chúng ta cần nhận ra và nắm chắc việc đó, đòi hỏi một sự đầu tư có chủ đích về thời gian để giúp phát triển những đặc tính và năng lực của những người mà chúng ta lãnh đạo như thế nào. Tất nhiên, Chúa Thánh Linh là người thầy tối thượng. Tuy nhiên, tôi tin rằng mỗi chúng ta có một vai trò để đảm nhiệm và một trách nhiệm cần hoàn thành – không chỉ kết quả nhưng “thành quả đó sẽ còn mãi” (Giăng 15:16b).
Mỗi tuần quý vị và tôi tình cờ gặp gỡ một số người trong Hội Thánh, những người mà chúng ta có thể dìu dắt về thuộc linh, ai sẽ dành thời gian đầu tư vào cuộc đời của những người đó? Câu hỏi cho chúng ta suy nghĩ là vậy thì chúng ta sẽ cố vấn, dìu dắt thuộc linh một cách có chủ đích cho ai? Chúng ta sẽ gặp ai và khích lệ, giúp đỡ để họ nâng cuộc đời và mục vụ lên một tầm cao hơn của đức tin và kết quả?
Mặc dù chúng ta có lịch bận rộn, các lãnh đạo nên cân nhắc cách nghiêm túc việc cố vấn, dìu dắt thuộc linh. Tại sao? Bởi vì Chúa Giê-xu đã làm mẫu cho chúng ta về kiểu loại mối quan hệ đó với mọi người qua mục vụ của Ngài. Ngài đã buộc trách nhiệm trong những lời kết của Phúc âm Ma-thi-ơ. Ngài phán: “Hãy đi và dạy dỗ muôn dân…” (Ma-thi-ơ 28:19).
Tôi không biết quý vị thế nào nhưng khi Ngài tiếp tục phán trong câu 20: “….dạy họ giữ mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi..” điều đó đã khiến cho tôi dừng lại. Chúa Giê-xu đã ủy thác cho họ để có mục đích truyền dạy cho người khác điều mà Ngài đã dạy cho họ. Chúa Giê-xu biết rằng những người theo đạo trong tương lai sẽ không chuyên tâm theo sát Chúa hoặc theo Chúa cách cá nhân, giống như các Môn Đồ của Ngài đã làm.
Tôi tin rằng Chúa Giê-xu đã phán với họ hãy đi và cố vấn, dìu dắt thuộc linh cho các Môn Đồ khác nữa. Quý vị thấy đấy, sự nhân hóa của Môn Đồ Hoá bắt đầu với một người xây dựng mối quan hệ để dạy dỗ và có trách nhiệm với một người khác. Đó là sự cốt yếu của một sự cố vấn, dìu dắt thuộc linh thực sự.
Ông Phao-lô đã làm gương về kiểu loại mối quan hệ này bằng việc làm người cố vấn, dìu dắt thuộc linh qua các lá thư mà ông gửi cho các Hội Thánh và các cá nhân. Sách Công-vụ-các-sứ-đồ ghi lại cách mà ông Phao-lô đã đến thành Đẹt-bơ và Lít-trơ. Một Môn Đồ ở đó tên là Ti-mô-thê đã có một mối quan hệ trong sự cố vấn cụ thể để mở rộng sự lãnh đạo trong Hội Thánh. Sau đó, trong một lá thư gửi Ti-mô-thê, ông Phao-lô đã thách thức Ti-mô-thê “nhân cấp” chính ông: “Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác (II Ti-mô-thê 2:2)
Theo Quan Điểm Của Tôi
Trước tiên tôi có thể nói về nhu cầu của việc cố vấn, dìu dắt thuộc linh – trong cả cuộc sống của riêng tôi và cuộc sống của những người mà tôi dạy trong trường thần học. Tôi đã có một người cố vấn, dìu dắt về thuộc linh trong vài năm. Người này đã giúp tôi hiểu ý của ông Phao-lô trong sách Phi-líp khi ông chia sẻ: “Hỡi anh em, hãy cùng nhau bắt chước tôi, hãy chú ý đến những người sống theo gương mẫu mà chúng tôi đã nêu cho anh em“. (Phi-líp 3:17). Thực ra, tôi đã có thể trải qua những năm tháng thai nghén, hình thành để noi theo Mục Sư của Hội Thánh của chúng tôi – một người lãnh đạo thờ phượng. Ông ấy đã mời gọi tôi cùng ông ấy đầu tư thời gian vào một số người khác. Chúng tôi đã học Kinh Thánh cùng nhau, nói chuyện về mối quan hệ với Đấng Christ và truyền giảng phúc âm cho những người khác.
Một cơ hội như thế là một khái niệm thú vị với tôi. Ý tưởng mà tôi đã có thể nghĩ đến là huấn luyện một thầy một trò ngoài lịch đã lập của Hội Thánh – tôi đã không bao giờ thấy ý tưởng như vậy trước đây. Nhóm cố vấn mà tôi tham gia đã tiến đến một bước xa hơn bất cứ gì mà tôi đã tham gia trong chương trình của Hội Thánh. Môn Đồ Hoá qua một nhóm, tập trung vào những người mà muốn phát triển giống như tôi đã từng nhận được sự ảnh hưởng trong hành trình của tôi với Đức Chúa Trời, điều mà tôi sẽ không bao giờ quên được. Ngày nay tôi là một Cơ Đốc Nhân vững vàng và là một Mục Sư mạnh mẽ của Đấng Christ bởi vì ai đó đã nhìn thấy khả năng tiềm tàng trong tôi và dành thời gian để dìu dắt tôi. Mãi mãi tôi biết ơn về điều đó.
Trong Khóa học Giáo dục Cơ Đốc mà tôi giảng dạy, tôi có thể thường chọn ra những sinh viên mà đã từng có người cố vấn, dìu dắt thuộc linh trong cuộc đời của họ. Họ thường tự tin hơn trong sự kêu gọi, nền tảng đức tin tốt hơn, khả năng sắc bén hơn. Đó là một nguyên do khác mà tôi cố gắng dành thời gian ngoài lớp học để khích lệ các sinh viên của tôi và cố vấn, dìu dắt một số người. Điều thú vị là khi tôi dạy họ, tôi cũng học từ chính họ. Đó là cách mà mối quan hệ cố vấn, dìu dắt thuộc linh nên diễn ra.
Đáng Để Nỗ Lực
Công việc cố vấn, dìu dắt thuộc linh cho mọi người không bao giờ dễ cả. Những mục tiêu cụ thể của việc cố vấn sẽ khác nhau giữa mỗi người – Không có những giải pháp rập khuôn giống nhau. Một vài người sẽ phát triển chậm hơn là những người khác. Mỗi một chiến lược cố vấn sẽ cần phải rất linh động để có thể thay đổi, điều chỉnh cho những viễn cảnh mà chúng ta không thấy trước trong cuộc đời của mọi người. Khởi điểm và những nhu cầu cho việc huấn luyện, đào tạo mọi người là rất nhiều và quy trình có thể dường như là phức tạp tại nhiều thời điểm. Tạ ơn Chúa, dựa trên sự kêu gọi của Chúa cho ông Anh-rê và Phi-e-rơ, Chúa Giê-xu đã cho chúng ta một biểu mẫu đơn giản để noi theo liên quan đến người được cố vấn triển vọng. Hãy ghi chú về họ, thách thức họ, và sau đó hãy đầu tư vào cuộc đời của họ để huấn luyện họ.
Tôi rất ngạc nhiên bởi những gì mà Đức Chúa Trời đã hoàn thành qua một số người đàn ông và phụ nữ, những người dành thời gian quý báu để cố vấn cho những lãnh đạo Cơ Đốc trong thế hệ của chúng ta – những người cố vấn giống như những người của tôi và của quý vị. Để suy nghĩ, nó đã thực sự bắt đầu với một số người đàn ông bình thường trong thời Tân Ước, những người mà đã nhận lấy Đại Mạng Lệnh một cách hết sức nghiêm túc.
—————————————————————————————————-
Tiến sỹ Jody Dean hiện đang phục vụ trong vị trí là một Giáo sư trợ lý cho Giáo Dục Cơ Đốc tại trường thần học Báp-tít tại New Orleans. Trước khi phục vụ trong vị trí giáo sư trường thần học, ông ấy làm Mục Sư với vai trò phụ tá Mục Sư trong giáo dục, Môn Đồ Hoá, sinh viên và thiếu nhi tại Hội Thánh địa phương. Kinh nghiệm về mục vụ của ông tại nhiều cộng đồng tín hữu có quy mô to nhỏ khác nhau tại các Hội Thánh Báp-tít Nam Phương. Ông Jody đã có hai bằng thạc sỹ và Tiến sỹ về Cơ Đốc Giáo Dục tại trường Thần học Báp-tít New Orleans. Vợ của ông ấy, bà Emily, đã có chung niềm đam mê về giảng dạy và họ đã có 2 con là Lydia và James Robert.
Bài viết là một phần trong cuốn sách “Gây dựng những người Lãnh đạo Thờ phượng mạnh mẽ”. Xem chi tiết tại đây.