HTTL Hà Nội – Nhiều người băn khoăn rằng lễ Phục sinh thực sự có ý nghĩa gì, khi mà ý nghĩa đích thực của ngày lễ này đang dần bị phớt lờ.
Những gì tôi sắp nói không liên quan tới những chú gà con với nhúm lông tơ mềm mại đáng yêu hay những con thỏ Phục sinh. Tôi cũng sẽ không nói về những quả trứng Phục sinh. Tuy nhiên một quả trứng lại có ý nghĩa biểu tượng cho “đời sống mới”, một sự sống chui ra từ quả trứng, và Chúa Giê su đã sống lại vào ngày thứ ba – ban cho chúng ta một đời sống mới trong Ngài.
Nhưng cũng giống như ngày lễ Giáng sinh, ý nghĩa thực sự này đã bị quên lãng. Với chúng ta, những Cơ Đốc nhân, chúng ta hiểu mọi điều về lễ Phục sinh. Nhưng với những ai chưa kinh nghiệm về “đời sống mới” trong Chúa Giê su, tôi muốn chia sẻ tới các bạn câu chuyện Phục sinh này.
Trong thời Cựu ước, thầy tế lễ sẽ mang ra bò đực, dê hoặc một con chiên tinh sạch, không ốm yếu, không khuyết tật làm vật cúng tế như một tội đồ thay cho vị đó và cho mọi người. Huyết của con vật có thể tẩy uế và chuộc những tội lỗi của họ (nhờ vào việc tha thứ và đền tội). Đây là luật lệ cũ về sự chuộc tội. Khi Chúa Giê su đến, Ngài tượng trưng cho con chiên bị đem tế nhằm gánh thay tội lỗi của thế gian.
Ngài là vật tế cuối cùng. Chúng ta không còn phải bắt những con vật chết thế cho tội lỗi của mình. Chúa Giê su đã làm điều này một lần cho tất cả loài người. Huyết của Chúa đã tẩy sạch mọi ô uế khỏi chúng ta. Chúa đã chịu chết trên cây thập tự (một lối hành hình thời đó). Tội lỗi của thế gian đã được chất lên mình Ngài, dù Ngài hoàn toàn vô tội. Ngài đã gánh chịu vì tất cả chúng ta.
Đó là lí do tại sao Chúa Giê su được gọi là “Chiên của Đức Chúa Trời”. Thân thể Ngài đã phục sinh (sống lại) vào ngày thứ ba. Ngài hiện ra trước mặt nhiều người, ăn và uống cùng họ. Ngài hiện ra với họ trong 40 ngày, sau đó Chúa tái lâm (trở về Thiên đường). Công vụ 1: 1-11.
Tìm hiểu thêm về Chúa Giê-xu là ai?
Tin bài: Quỳnh Vũ
Lược dịch từ: Heavensinspirations.com